Thang đo Likert là một trong những loại thang đo phổ biến nhất để đo lường thái độ, ý kiến hoặc nhận thức trong các nghiên cứu khoa học theo hướng định lượng. Vậy nên dùng thang đo Likert 5 hay 7 mức độ? Loại nào sẽ tốt hơn? Hãy cùng Marketing Du Ký khám phá ngay trong bài viết này bạn nhé.


    Nên Dùng Thang Đo Likert 5 Hay 7 Mức Độ? Loại Nào Tốt Hơn?

    1. Đôi nét về thang đo Likert

    Trên thực tế, Likert là thang đo tâm lý có sử dụng một dãy các lựa chọn theo thứ tự để đo lường mức độ đồng ý hoặc cảm nhận của người trả lời về một tuyên bố cụ thể.

    Tính đến thời điểm hiện tại, thang đo Likert được chia ra thành rất nhiều mức độ khác nhau (thường là số lẻ). Tuy nhiên, thang đo Likert 5 và 7 mức độ là được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu khoa học thiên hướng định lượng. Dưới đây là ví dụ thực tế của 2 dạng thang đo Likert trên.

    Thang đo Likert 5 mức độ

    1. Hoàn toàn không đồng ý

    2. Không đồng ý

    3. Trung lập

    4. Đồng ý

    5. Hoàn toàn đồng ý

    Thang đo Likert 7 mức độ

    1. Hoàn toàn không đồng ý

    2. Không đồng ý

    3. Không đồng ý một phần

    4. Trung lập

    5. Đồng ý một phần

    6. Đồng ý

    7. Hoàn toàn đồng ý

    2. Sự khác nhau giữa thang đo Likert 5 và 7 mức độ

    Tiêu chí

    LIKERT 5

    LIKERT 7

    Trải nghiệm

    Dễ hiểu và ít gây rối loạn hơn khi khảo sát đối tượng có trình độ nhận thức khác nhau.

    Dễ khiến đáp viên phân vân giữa các lựa chọn gần nhau như “Đồng ý một phần” và “Đồng ý”.

    Độ tin cậy

    Đơn giản nhưng chưa thể hiện đầy đủ sự khác biệt nhỏ trong ý kiến.

    Giúp phản ánh chính xác hơn mức độ cảm nhận của đáp viên.

    Độ nhạy

    Có thể làm mất đi một số biến động nhỏ nhưng giúp dữ liệu dễ tổng hợp.

    Giúp dữ liệu có độ phân giải cao, hữu ích cho các phân tích chi tiết.

    3. Vậy nên chọn Likert 5 hay 7 mức độ?

    Trên thực tế, việc nên sử dụng thang đo Likert 5 hay 7 mức độ sẽ tùy thuộc vào mức độ chi tiết của dữ liệu cũng như ứng dụng thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Theo đó, bạn nên

    Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ khi:

    Cần đơn giản hóa bảng khảo sát.

    Không cần độ chi tiết quá cao trong dữ liệu.

    Đối tượng khảo sát có trình độ không đồng đều.

    Sử dụng thang đo Likert 7 mức độ khi:

    Cần độ nhạy cao trong phân tích dữ liệu.

    Khảo sát ở những chủ đề mang tính phức tạp cao, đòi hỏi sự chi tiết trong các đánh giá.

    Nhóm đối tượng có khả năng phân biệt rõ ràng giữa các mức độ.

    Tóm lại, không có một câu trả lời chính xác nào cho việc nên dùng thang đo Likert 5 hay 7 mức độ. Mỗi loại thang đo đều có những ưu và nhược điểm riêng nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhé. Hy vọng rằng bạn đã tìm ra được lời giải đáp thông qua bài viết này của Marketing Du Ký.