Bạn có biết, việc tính cỡ mẫu không chỉ đảm bảo tính chính xác của kết quả mà còn giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực khi thực hiện nghiên cứu. Trong bài viết này, Marketing Du Ký sẽ giới thiệu đến các bạn những công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học.


    Công Thức Tính Cỡ Mẫu Trong Nghiên Cứu Khoa Học

    1. Cỡ mẫu là gì?

    Cỡ mẫu là một số lượng cá thể nhất định được chọn từ tổng thể để tham gia vào một nghiên cứu. Cỡ mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định độ chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. 

    Một cỡ mẫu đủ lớn sẽ giúp đảm bảo số mẫu thu được có thể khái quát hóa cho toàn bộ tổng thể. Ngược lại, cỡ mẫu quá nhỏ có thể dẫn đến hiện tượng sai lệch đối với các kết luận về sau

    Đó là lý do vì sao mà các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu cách tính cỡ mẫu nghiên cứu.

    Xem thêm: Các Phương Pháp Chọn Mẫu

    2. Các công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học

    Trên thực tế, có rất nhiều công thức xác định cỡ mẫu khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và yêu cầu cụ thể của nghiên cứu.

    Dưới đây là một số cách tính cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học.

    2.1. Công thức tính cỡ mẫu với phân tích nhân tố khám phá EFA

    Theo Hair và cộng sự (1998), cỡ mẫu tối thiểu phù hợp đối với phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ phụ thuộc vào số lượng câu hỏi khảo sát.

    Công thức tính cỡ mẫu với phân tích nhân tố khám phá EFA

    Dựa trên công thức cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập sẽ gấp 5 lần số lượng câu hỏi có trong phiếu khảo sát. Trong đó:

    n là số mẫu tối thiểu cần thu thập.

    m là số lượng câu hỏi có trong phiếu khảo sát.

    Ví dụ: Số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát mà bạn đã đưa ra là 30. Dựa trên công thức công thức tính cỡ mẫu với phân tích nhân tố khám phá EFA, cỡ mẫu tối thiểu mà bạn cần phải thu thập là 5 * 30 = 150 (mẫu).

    2.2. Công thức tính cỡ mẫu dựa trên phân tích hồi quy

    Tabachnick và Fidell (1996) đã đề xuất công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu như sau:

    Công thức tính cỡ mẫu dựa trên phân tích hồi quy

    Căn cứ theo công thức này, cỡ mẫu tối thiểu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến độc lập có trong mô hình nghiên cứu. Trong đó:

    n là số mẫu tối thiểu cần thu thập

    m là số lượng biến độc lập

    Ví dụ: Bạn đang áp dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) trong đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Theo đó, có tất cả 5 biến độc lập gồm: Phương tiện hữu hình, tin cậy, đáp ứng, đảm bảo và đồng cảm. Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu mà bạn cần thu thập là 50 + 8 * 5 = 90 (mẫu)

    2.3. Công thức tính cỡ mẫu dựa trên ước lượng tổng thể

    Trên thực tế, công thức tính cỡ mẫu dựa trên ước lượng tổng thể đã được Yamane Taro (1967) chia thành hai trường hợp gồm: Trường hợp đã biết trước và chưa biết trước quy mô của tổng thể.

    2.3.1. Trường hợp biết trước quy mô của tổng thể

    Công thức tính cỡ mẫu trường hợp biết trước quy mô của tổng thể

    Dựa trên công thức này, số mẫu tối thiểu cần thu thập dựa trên quy mô của tổng thể và sai số cho phép. Trong đó:

    n là số mẫu tối thiểu cần thu thập

    N là quy mô của tổng thể

    e là sai số cho phép với các mức phổ biến gồm: 1% (0.01), 5% (0.05) và 10% (0.1). Trong đó, mức thường được sử dụng là 5% (0.05).

    Ví dụ: Bạn cần thực hiện một nghiên cứu với quy mô tổng thể là 2000 sinh viên đại học. Lấy sai số cho phép (e) là 0.05. Vậy cỡ mẫu tối thiểu mà bạn cần phải thu thập là 333 (mẫu).

    2.3.2. Trường hợp chưa biết quy mô của tổng thể

    Công thức tính cỡ mẫu dựa trên ước lượng tổng thể trường hợp chưa biết quy mô của tổng thể

    Đối với trường hợp chưa biết quy mô của tổng thể, cỡ mẫu tối thiểu sẽ phụ thuộc vào các tham số Z, p và e. Trong đó:

    n là số mẫu tối thiểu cần thu thập

    Z là giá trị tra bảng phân phối Z (nếu độ tin cậy là 95% thì Z = 1.96)

    p là tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công

    e là sai số cho phép với các mức phổ biến gồm: 1% (0.01), 5% (0.05) và 10% (0.1). Trong đó, mức thường được sử dụng là 5% (0.05).

    Ví dụ: Nếu giá trị Z là 1.96, tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu thành công (p) là 0.5 và sai số cho phép (e) là 0.05 thì cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập là 384 (mẫu) 

    Có thể thấy, việc tính cỡ mẫu là một trong những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu. Marketing Du Ký hy vọng bạn đã có thể nắm được các công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học.