2.2. Đánh giá mối quan hệ tác động
Để phần mềm Smart PLS xuất ra kết quả của kiểm định này, bạn cần tiến hành chạy Bootstrapping cho mô hình cấu trúc SEM. Về cách thực hiện, bạn hãy chuyển về giao diện chính của mô hình nghiên cứu và lần lượt chọn Calculate ➪ Bootstrapping ➪ Total Effects.
Tại bảng này, bạn chỉ cần quan tâm đến 2 chỉ số chính, bao gồm:
Original Sample: hệ số tác động chuẩn hóa của mô hình
- Dấu cộng (+): Mối quan hệ tác động dương
- Dấu trừ (-): Mối quan hệ tác động âm
P-values: Mức ý nghĩa của phép kiểm định t (< 0.05)
2.3. Hệ số R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh
Để xem kết quả của phép kiểm định này, bạn hãy chọn Calculate ➪ PLS Algorithm ➪ R Square.
Theo Höck và Ringle (2010), R bình phương có thể được giải thích ở 3 mức độ sau:
- R bình phương > 0.67: Mô hình được giải thích ở mức mạnh
- R bình phương từ 0.33 đến 0.67: Mô hình được giải thích ở mức vừa
- R bình phương từ 0.19 đến 0.33: Mô hình được giải thích ở mức yếu
Trên thực tế, R bình phương (R square) và R bình phương hiệu chỉnh (R square adjusted) đều dùng để đo mức độ tác động tổng thể của mô hình cấu trúc SEM. Tuy nhiên, việc thêm các nhân tố dự báo có thể làm tăng R bình phương.
Chính vì thế, các chuyên gia khuyến nghị rằng nên sử dụng R bình phương hiệu chỉnh để kết luận.
2.4. Hệ số f bình phương
Trên thực tế, hệ số f bình phương được dùng để đánh giá tính phù hợp tổng thể của mô hình cấu trúc SEM. Bạn hãy chọn Calculate ➪ PLS Algorithm ➪ F Square để xem kết quả của hệ số f bình phương.
Theo Cohen (1988), hệ số f bình phương được chia thành 3 mức độ sau:
- F bình phương > 0.4: Kích thước ảnh hưởng lớn
- F bình phương từ 0.25 đến 0.4: Kích thước ảnh hưởng trung bình
- F bình phương < 0.1: Kích thước ảnh hưởng nhỏ
Trên đây là toàn bộ cách thực hiện kiểm định mô hình cấu trúc bằng phần mềm Smart PLS mà Marketing Du Ký đã hướng dẫn đến các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công.